Xiaomi 14 Series ra mắt với ống kính Leica thế hệ mới
Trước đó, tối 25.1, gia đình bà T.T.T. (ở TP.Pleiku) đã khóa cổng, nhốt chủ đất, 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ. Sau khi nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã tiến hành vận động bà T.T.T. trả lại tài sản chiếm giữ trái phép và mở cổng nhưng không thành công, nên buộc phải tiến hành phá khóa giải cứu những người bị giữ. Rạng sáng 26.1, vợ chồng bà T.T.T. đã bị cơ quan chức năng bắt tạm giam để điều tra xử lý theo pháp luật.Vào tháng 12.2023, ông Đ.B.K. (ở P.Chi Lăng) đã mua nhiều thửa đất của bà N.T.H. (ở P.Ia Kring, cùng TP.Pleiku). Những thửa đất này có vị trí liền kề tại khu vực đường Lê Thánh Tôn, P.Hội Phú, TP.Pleiku. Việc mua bán được cơ quan chức năng chứng thực, thừa nhận và đã thực hiện sang tên các thửa đất trên cho ông Đ.B.K. Trên các thửa đất này có một căn nhà cấp 4.Sau khi ông Đ.B.K. sở hữu các thửa đất trên, bà T.T.T. không đồng ý, cho rằng ông K. vi phạm và gửi đơn vu cáo ông này đến một số cơ quan chức năng của tỉnh Gia Lai. Bà T. cho biết mình đã đặt cọc mua các thửa đất này trước ông K..Theo cơ quan chức năng, bà T. trước đó đã đặt mua các thửa đất này nhưng nhiều lần tìm lý do để không ra công chứng đúng thời hạn. Sau đó, bà N.T.H. đã tìm ông Đ.B.K. để nhượng lại các thửa đất trên. Mặc dù đất đã được nhà nước công nhận quyền sử dụng cho người khác nhưng bà T.T.T. vẫn cho rằng mình là người mua trước và tiến hành chiếm giữ khu đất, cho thuê sản xuất, hưởng lợi trái phép.Để lấy lại tài sản hợp pháp, ngày 25.1, ông K. đã nhờ cơ quan chức năng can thiệp nhưng đã bị vợ chồng bà T.T.T. khóa cổng, nhốt ông K., 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ.Hiện vụ chiếm giữ tài sản, giữ người trái phép này đang được cơ quan chức năng ở Gia Lai xử lý theo quy định.Vốn ngoại chảy mạnh vào bất động sản
Sau đây là kết quả tổng hợp từ 7 nghiên cứu rất thú vị về những đặc điểm được cho là “hấp dẫn nhất” đối với nam giới, theo chuyên trang về sắc đẹp Byrdie.
TP.HCM: Công an Q.Bình Tân triệt phá đường dây vận chuyển pháo nổ
Đối với nhóm dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng núi Chứa Chan có tổng mức đầu tư khoảng 18.000 tỉ đồng.Trước đó, nhằm phát triển khu vực núi Chứa Chan và hồ Núi Le (đều thuộc H.Xuân Lộc) thành điểm du lịch hấp dẫn, Đồng Nai đã kêu gọi đầu tư chuỗi đô thị - dịch vụ - du lịch rộng 1.342 ha tại đây.Riêng khu vực núi Chứa Chan, Đồng Nai dự tính hình thành nơi đây khu dân cư, thể thao nghỉ dưỡng với quy mô khoảng 275 ha, trong đó sân golf rộng khoảng 100 ha.Hiện, Đồng Nai đang hoàn thiện các thủ tục liên quan như lập chủ trương đầu tư; xây dựng phương án phát triển du lịch rừng bền vững và đề án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí tại khu vực núi Chứa Chan; lập quy hoạch phân khu chức năng khu vực núi Chứa Chan; chuyển đổi mục đích đất rừng sang mục đích đất khác và danh mục thu hồi đất để triển khai dự án và nghiên cứu lập phương án đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án theo quy định.Núi Chứa Chan còn có tên gọi khác là Gia Lào hay Gia Ray, cao 837m, là ngọn núi cao thứ 2 ở miền Nam (chỉ đứng sau núi Bà Đen ở Tây Ninh), được Bộ VH-TT-DL xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia từ năm 2012.
Theo TechRadar, tại triển lãm công nghệ CES 2025 diễn ra tại Mỹ vừa qua, Morse Micro, công ty tiên phong trong lĩnh vực Wi-Fi HaLow, đã trình diễn nguyên mẫu router mới nhất của hãng với phạm vi phủ sóng đáng kinh ngạc lên tới 16 km. Điều này đồng nghĩa với việc một mạng Wi-Fi gia đình có thể phủ sóng cho cả một khu vực rộng lớn, xóa bỏ giới hạn về khoảng cách kết nối.Khác với Wi-Fi truyền thống sử dụng băng tần 2,4 GHz và 5 GHz dễ bị cản trở bởi các lớp tường và vật cản, công nghệ HaLow hoạt động trên băng tần sub-GHz (900 MHz), cho phép sóng Wi-Fi xuyên qua mọi chướng ngại vật một cách dễ dàng.Vào năm 2016, tốc độ của HaLow chỉ đạt 18 Mbps, khiến nhiều người hoài nghi về tiềm năng của công nghệ này. Tuy nhiên, chỉ sau 9 năm, Morse Micro đã cải thiện tốc độ lên đến 250 Mbps, đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông thường như lướt web, gửi email và kết nối thiết bị IoT.Để chứng minh khả năng của HaLow, Morse Micro đã thực hiện thành công cuộc gọi video ở khoảng cách 3 km vào năm 2024. Thậm chí, hãng còn đạt được phạm vi phủ sóng 16 km trong một thử nghiệm tại công viên quốc gia Joshua Tree (California, Mỹ).Morse Micro tin rằng HaLow sẽ cùng tồn tại với các băng tần Wi-Fi hiện tại, tạo ra hệ thống đa băng tần (2,4 GHz, 5 GHz và sub-GHz) và mang đến khả năng kết nối tối ưu nhất.Hiện tại, các thiết bị phổ biến như smartphone và laptop vẫn chưa hỗ trợ HaLow. Tuy nhiên, Morse Micro đang nỗ lực hợp tác để tích hợp chipset HaLow vào các thiết bị trong tương lai.Với những ưu điểm vượt trội, HaLow được kỳ vọng sẽ mở ra kỷ nguyên mới cho kết nối không dây, ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất, đặc biệt là trong các môi trường công nghiệp rộng lớn.
Học phí Trường ĐH Y dược TP.HCM dự kiến cao nhất 84,7 triệu đồng/năm học
Nhóm sinh viên của Trường ĐH Văn Hiến gửi phản ánh tới Báo Thanh Niên: “Trường ĐH Văn Hiến đang gây bức xúc lớn khi tự ý thay đổi hình thức học từ học trực tiếp sang học online (trực tuyến-NV) mà không lấy ý kiến từ phía sinh viên. Khi chuyển đổi sang hình thức học online, mức học phí vẫn giữ nguyên như các lớp học trực tiếp. Điều này hoàn toàn không hợp lý”.Một sinh viên cho hay học phí phải đóng cho mỗi tín chỉ học trực tiếp là 1.030.000 đồng. “Em đăng ký học 3 tín chỉ ở cơ sở 615 Âu Cơ. Số lượng buổi học trực tiếp của 3 tín chỉ là 9 buổi còn học trực tuyến là 11 buổi. Như vậy, tính ra mỗi buổi học trực tiếp có học phí cao hơn (khoảng 343.000 đồng) là mỗi buổi học trực tuyến (khoảng 280.000 đồng)", sinh viên này chia sẻ.Từ sự việc trên, nhóm sinh viên đề nghị: “Trường ĐH Văn Hiến cần minh bạch lý do và quy trình chuyển đổi từ lớp học offline sang online. Đồng thời học online sinh viên không được hưởng cơ sở vật chất, thiết bị… thì phải giảm học phí đối với các tín chỉ học online”.Trao đối với phóng viên Báo Thanh Niên, bà Trần Thị Phương Thảo, thành viên Hội đồng trường Trường ĐH Văn Hiến, cho biết: “Năm nay nhà trường có kế hoạch sửa chữa cơ sở 615 Âu Cơ, Q.Tân Phú, TP.HCM. Theo tiến độ mà nhà thầu thông báo thì việc sửa chữa này sẽ hoàn thành vào giữa tháng 12. Vì vậy trước đó, trường đã cho sinh viên đăng ký học phần học trực tiếp tại cơ sở này. Tuy nhiên, vì yếu tố khách quan là nhà thầu không xong kịp tiến độ, phải trước Tết Nguyên đán mới hoàn thiện nên trường phải tạm thời chuyển các em sang học trực tuyến”.Theo bà Thảo, trước khi chuyển qua học trực tuyến, vào chiều 27.12, trường đã thông báo và giải thích cho sinh viên của 4 lớp (khoảng 400 sinh viên) đã đăng ký học tại cơ sở 615 Âu Cơ biết qua tin nhắn trên hệ thống. "Việc chuyển đổi này là bất khả kháng và trường cũng đang tăng tốc để xong trước Tết Nguyên đán. Các em sẽ học trực tuyến 3 tuần trước tết. Trên thực tế, cơ sở tại khu đô thị Nam thành phố của trường vẫn còn phòng trống nhưng vì nhiều em đã có lịch học trực tiếp tại một cơ sở khác gần 615 Âu Cơ trong buổi sáng hoặc chiều nên rất khó sắp xếp. Do 2 nơi cách xa nhau nên nếu sáng học một nơi, chiều học một nơi sẽ khiến các em di chuyển bất tiện. Sau tết, việc sửa chữa và sắp xếp hoàn thiện, các em sẽ học trực tiếp tại cơ sở này như đã đăng ký”, bà Thảo khẳng định.Về việc sinh viên yêu cầu trường phải giảm học phí các tín chỉ có buổi học trực tuyến, bà Thảo cho biết trường cần phải kiểm tra cụ thể từng sinh viên, vì học phí trường cam kết không tăng cho sinh viên và mỗi năm từng ngành có mức học phí khác nên học phí của mỗi sinh viên là khác nhau.Bà Thảo cho biết thêm: "Do vẫn trả lương cho giảng viên nên không thể giảm học phí mà trường hỗ trợ 2 phương án: Sinh viên có thể chuyển địa điểm học hoặc hoặc hủy học phần và được hoàn học phí buổi trực tuyến đã học"."Nếu em nào muốn chuyển sang lớp khác hoặc muốn hủy học phần này thì trường cũng hoàn toàn hỗ trợ và cam kết sẽ không thu học phí buổi học trực tuyến đã diễn ra của học phần được hủy, số tiền này sẽ được hoàn vào tài khoản của sinh viên. Đến thời điểm này các em mới học trực tuyến được khoảng một tuần. Sinh viên liên hệ Trung tâm Chăm sóc người học để trường hỗ trợ tốt nhất cho các bạn", bà Thảo cho hay.